Giáo dục

BÀI GIẢNG DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI g; y CỦA LỚP MẪU GIÁO 5 TUỔI A.

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

TIẾT: LÀM QUEN CHỮ CÁI

Chủ đề: Giao thông

Đề tài: Làm quen chữ cái g, y

Đối tượng: Lớp 5TA

Số lượng: 40 trẻ

Thời gian: 30 – 32 phút

Người thực hiện: Lê Thị Thanh Vân

NDTH: Âm nhạc, Toán, MTXQ

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái g, y.

– Nhận biết được những chữ cái đã học trong từ “Xe tay ga”, “Máy bay”

– Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái g, y.

2. Kỹ năng:

– Trẻ có kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái g, y trong các từ.

– Trẻ so sánh, phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa chữ cái g, y.

– Có kỹ năng chơi các trò chơi với chữ cái g, y.

3. Thái độ:

– Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

– Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.

– Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

* Đồ dùng của cô:

– Giáo án điện tử, máy tính, tivi, loa.

– Nhạc bài hát: “Đi xe đạp”, “Đường em đi”.

– 3 bức tranh để trẻ dán chữ cái còn thiếu vào ô trống.

* Đồ dùng của trẻ:

– Mỗi trẻ 1 rổ đựng các thẻ chữ cái: h, k, g, y.

– Mỗi trẻ có 1 màu của đèn giao thông.

– Các chữ cái g, y để trẻ dán vào ô trống.

III. Tiến hành :

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.HĐ1:Ổn định, gây hứng thú :

– Cô giới thiệu thành phần khách mời.

– Cô hỏi trẻ đang tìm hiểu về chủ đề gì ?

– Chúng mình có muốn tham gia giao thông cùng với cô không ?

– Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bé làm đèn tín hiệu giao thông”

+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn 1 màu đèn của đèn giao thông. Hỏi trẻ đèn giao thông có mấy màu? Đèn màu đỏ thì phải làm sao ? Đèn màu vàng thì như thế nào ?Đèn màu xanh chúng ta được làm gì ?Sau đó cho trẻ vừa đi vừa hát xung quanh vòng tròn tượng trưng cho cột đèn giao thông. Khi có hiệu lệnh của cô thì những bạn có đèn màu tín hiệu tương ứng sẽ nhảy vào vòng và nói to màu đèn của mình lên. Ví dụ: Cô nói “Chuẩn bị” thì những bạn có đèn màu vàng nhảy vào vòng và nói to “ Đèn vàng”.

– Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần.

– Chúng mình vừa được tham gia chơi ở đâu ?

– Khi đi qua ngã tư đường phố chúng mình còn thấy những gì ?

-Những PTGT như xe máy, xe đạp, ô tô là những PTGT đường gì ?

– Khi ngồi trên những phương tiện đó thì chúng mình phải như thế nào ?

-> GD trẻ khi ngồi trên những phương tiện đó phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay và ngồi xe máy phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và cho cả người khác nữa.

2.HĐ2: Làm quen chữ cái g, y :

a. Làm quen chữ g ::

– Cho trẻ xem hình ảnh chiếc xe tay ga.

+ Đây là xe gì ?

– Dưới hình có từ “Xe tay ga”, cô cho trẻ đọc 2 lần.

– Cô cho trẻ đếm trong từ “Xe tay ga” có mấy tiếng ?. Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “Xe tay ga”.

– Hỏi trẻ có bạn nào biết chữ cái g chưa ?

– Cô giới thiệu chữ g. Cô phát âm mẫu (3 lần).

– Cho cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân phát âm.( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )

– Con có nhận xét gì về chữ cái g?

– Cô khái quát lại: Chữ g được cấu tạo bởi 2 nét gồm 1 nét cong tròn khép kín bên trái và 1 nét móc bên phải.

– Cô giới thiệu cho trẻ chữ G in hoa, in thường, viết thường.

– Cho trẻ phát âm chữ g.

– Cho trẻ đứng lên vận động bài “Đi xe đạp”.

->GD trẻ có ý thức giũ gìn môi trường xanh- sạch- đẹp.

b.Làm quen chữ y :

– Đố vui- đố vui

– Cô đọc câu đố: Chẳng phải là chim

Mà bay trên trời

Chở được nhiều người

Đi khắp mọi nơi

Là phương tiện gì ?

– Cho trẻ xem hình ảnh máy bay.

– Máy bay là PTGT đường gì ?

– Dưới hình ảnh quả dưa hấu cô cũng có từ “Máy bay”.

– Cô cho trẻ đọc 2 lần.

– Cho trẻ đếm chữ cái trong từ “Máy bay”

– Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “Máy bay”.

– Hỏi trẻ có bạn nào biết về 2 chữ cái giống nhau còn lại không ?

– Cô giới thiệu chữ y. Cô phát âm mẫu 3 lần.

– Cho cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân phát âm.(Cô chú ý sửa sai)

– Hỏi trẻ cấu tạo của chữ y.

– Cô khái quát lại: Chữ y được cấu tạo bởi 2 nét gồm 1 nét xiên ngắn bên trái và 1 nét xiên dài bên phải.

– Cô giới thiệu cho trẻ chữ Y in hoa, in thường, viết thường. Hỏi trẻ nhìn thấy chữ ở đâu?

– Cô hỏi trẻ vừa được học những chữ cái gì ?

– Cho trẻ phát âm lại chữ g, y.

c.So sánh chữ g, y :

– Cho trẻ nhận xét chữ g, y giống và khác nhau điểm gì?

– Cô khái quát lại:

+ Giống nhau : Đều được cấu bởi 2 nét.

+ Khác nhau : Chữ g thì được cấu tạo gồm 1 nét cong tròn khép kín bên trái và 1 nét móc bên phải. Còn chữ y thì được cấu tạo gồm 1 nét xiên ngắn bên trái và 1 nét xiên dài bên phải.

– Cho trẻ đứng lên vận động với bài thơ về chữ cái g, y.

3.HĐ3: Trò chơi củng cố :

* TC1: “Ô cửa kỳ diệu”:

– Cách chơi: Cô có 6 ô cửa trên màn hình gắn số thứ tự từ 1-6. Sau mỗi ô cửa là 1 câu hỏi. Cô và trẻ lần lượt mở các ô cửa, khi ô cửa được mở ra thì câu hỏi xuất hiện, cô sẽ giúp trẻ đọc câu hỏi và yêu cầu trẻ phải làm theo yêu cầu của câu hỏi.

+ Câu 1: Bé hãy tìm chữ cái h và phát âm.

+ Câu 2: Bé hãy tìm chữ cái k và phát âm.

+ Câu 3: Bé hãy tìm chữ cái g và phát âm.

+ Câu 4: Bé hãy tìm chữ cái y và phát âm.

+ Câu 5: Bé hãy tìm chữ cái có 1 nét cong tròn khép kín bên trái và 1 nét móc bên phải.

+ Câu 6: Bé hãy tìm chữ cái có 1 nét xiên ngắn bên trái và 1 nét xiên dài bên phải.

* TC2: “Ai thông minh hơn”:

– Cách chơi: Chia số trẻ chơi thành 3 đội chơi. Trên bảng cô có 3 bức tranh có các dòng chứa các ô chữ cái được sắp xếp theo 1 quy tắc nhất định. Và ở mỗi dòng có 1 ô trống. Nhiệm vụ của 3 đội là lần lượt mỗi thành viên của 3 đội sẽ bật qua những chiếc vòng để lên dán chữ còn thiếu vào ô trống sao cho chữ cái đó thích hợp với quy tắc đã cho. Thời gian cho 3 đội là 1 bản nhạc. Hết thời gian đội nào dán chính xác nhiều chữ cái hơn thì đội đó giành chiến thắng.

– Luật chơi: Theo luật tiếp sức. Mỗi 1 bạn chơi chỉ được dán 1 chữ cái. Nếu vi phạm thì lượt chơi đó sẽ không được tính điểm.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

– Cô kiểm tra kết quả của 3 đội chơi.

– Nhận xét, tuyên dương trẻ.

4. HĐ4: Kết thúc:

Cho trẻ hát bài “Đường em đi” và đi ra ngoài.

– Trẻ vỗ tay

– Trẻ quan sát và nêu ý kiến của mình.

– Có ạ!

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi.

– Ngã tư đường phố

– Trẻ nêu ý kiến.

– Đường bộ

– Trẻ trả lời.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ quan sát

– Trẻ quan sát và nêu ý kiến

– Trẻ đọc từ

– Trẻ đếm và tìm chữ cái e, t, a.

– Trẻ phát âm

– Trẻ quan sát và nêu ý kiến.

– Trẻ dứng lên vận động

– Đố gì, đố gì ?

– Trẻ đoán

– Trẻ chú ý xem

– Trẻ suy nghĩ đưa ra ý kiến.

– Trẻ đọc từ

– Trẻ đếm

– Trẻ tìm chữ m, a,b

– Trẻ phát âm

– Trẻ suy nghĩ và trả lời.

– Trẻ suy nghĩ và trả lời.

– Trẻ chơi

– Trẻ chơi

– Trẻ tìm chữ và phát âm.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi

– Trẻ hát và ra ngoài

Đánh giá bài viết

Tiến Đạt

Tiến Đạt - Founder của Hdcit.edu.vn đã tích luỹ hơn 5 năm quý báu hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính - Ngân Hàng. Mình sẵn sàng lan tỏa những kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc mà mình đã gom góp được, đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và giá trị thiết thực.
Back to top button