Giáo dục

Hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của bé tốt hơn khi học bảng chữ cái tiếng Việt ghép

Bảng chữ cái tiếng Việt âm ghép là gì?

Trong bảng chữ cái Tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái, bao gồm phụ âmnguyên âm. Đối với âm ghép trong tiếng Việt chính là sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm đó lại với nhau.

Chính vì vậy, nếu muốn học bảng chữ cái tiếng Việt âm ghép trước hết các bé phải nhận biết thành thạo 29 chữ cái.

Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Việt âm ghép chi tiết để mọi người tham khảo:

Các bước giúp bé học bảng chữ cái ghép vần tiếng Việt

Để có thể giúp con học được các âm ghép trong bảng chữ cái, bố mẹ có thể áp dụng theo các hướng dẫn chi tiết sau đây.

Cho bé làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần

Khi muốn học chữ cái âm ghép, trước hết bố mẹ cần phải cho bé làm quen được với bảng chữ cái ghép vần tiếng Việt chi tiết.

Trong giai đoạn này, bé sẽ có nhiều khó khăn để có thể làm quen, ghi nhớ và nhận diện mặt chữ. Đòi hỏi bố mẹ cần phải có sự kiên trì cho bé học mỗi ngày.

Đồng thời, để giúp bé làm quen và nhớ tốt bảng chữ cái âm ghép tiếng Việt, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn bảng chữ cái có màu sắc, hình ảnh ngộ nghĩnh.

Ngoài ra, trong giai đoạn này việc tiếp cận sớm âm ghép chỉ là để bé hiểu về khái niệm con chữ, không nên ép buộc bé phải đọc, ghép vần rành mạnh. Điều này dễ khiến bé bị nhàm chán, chán nản không muốn học vần ghép đó nữa.

Dạy bé học 11 chữ ghép trong bảng chữ cái tiếng Việt âm ghép

Trong giai đoạn tiếp theo sau khi bé nhận diện được mặt chữ, sẽ tiến hành để con học 11 chữ ghép đầu tiên. Bao gồm:

  • Âm C ghép với âm H sẽ được âm CH là: chơi, chung, cha, chó, chuột, chim….
  • Âm G ghép với âm H sẽ được âm GH là: ghép, ghế, ghi, gốc….
  • Âm G ghép với âm I sẽ được âm GI là: gì, giun, giảng giải, gia giáo,…
  • Âm N ghép với âm H sẽ được âm NH là: nhẹ nhàng, nhăn nhó, nhỏ nhắn,…
  • Âm N ghép với âm G sẽ được âm NG là: ngát, ngây ngất, ngu…
  • Âm N, âm G, âm G ghép lại thành âm NGH là: nghỉ, nghe, nghề nghiệp…
  • Âm K ghép với âm H sẽ được âm KH là: không khí, khờ khạo, kha khá…
  • Âm P ghép với âm H sẽ được âm PH là: Phượng, phương pháp, phong phú…
  • Âm Q ghép với âm U sẽ được âm QU là: Quả, quần, quê….
  • Âm T ghép với âm H sẽ được âm TH là: tha thiết, thanh thản, thu, thường….
  • Âm T ghép với âm R sẽ được âm TR là: trúc, trọc, trụi,….

Hướng dẫn bé đọc nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái ghép vần

Sau khi bé đã được học về các chữ ghép trong bảng chữ cái tiếng Việt, tiếp đến bố mẹ có thể cho con làm quen với các nguyên âm và phụ âm để ghép âm như sau:

  • 12 nguyên âm sẽ bao gồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y ( một số nguyên âm có dấu phụ tương ứng là ă, â, ê, ô, ơ, ư)
  • 17 phụ âm tương ứng là b, c, d, đ, g, h, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

Bên cạnh đó, trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất có thêm khoảng 200 vần, tiếng. Trong đó:

Tiếng là âm thanh được gọi là chữ sẽ bao gồm các phụ âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối và thanh điệu.

Vần hay còn gọi là âm vần nên sẽ không có phụ âm đầu, nhưng phải có thanh điệu và âm chính. Chúng sẽ được chia ra thành

  • Vần đơn: Chỉ có duy nhất một nguyên âm và thanh điệu là a, e, o, u…
  • Vần ghép: Bao gồm nhiều nguyên âm hợp lại và thanh điệu mà thành là ai, ay, oai…
  • Vần trơn: Bao gồm nguyên âm ở cuối, và thanh điệu là ai, êu, oai, ươi…
  • Vần cản: Có phụ âm lối sau và thanh điệu là ac, ach, am, an, ang, anh, ap, at…

Cách ghép vần tiếng Việt đơn giản giúp bé dễ hiểu

Để có thể ghép vần từ nguyên âm và phụ âm bố mẹ có thể hướng dẫn bé học như sau:

Đối với các vần như b, c, d, đ, e, o, ơ, m,n, l, h, v…. sẽ đọc thành những từ đơn đơn giản như bé, bè, bẻ, bẽ, bẹ, ve, vẽ, vè, hề, ho hơ… Sau đó mới học đến những âm vần khó hơn như t, th, u, ư, x, ch, s, r, k, h, ph, nh, g, gh, qu, gi, ng, ngh, y, tr. Lúc này bé sẽ nhớ từ và đọc chúng nhanh hơn.

Tiếp đến, bố mẹ có thể nâng cấp cho con học những âm vần khó phát âm hơn như eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, an, on, ăn, ân…

Lưu ý, khi dạy bé thì nên cho bé nhìn khẩu hình miệng bạn phát âm, kết hợp hình ảnh để bé có thể ghép và nhớ vần hiệu quả hơn.

Làm sao để bé học bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần hiệu quả?

Để có thể giúp bé học bảng chữ cái vần ghép tiếng Việt tốt hơn, bố mẹ nên ghi nhớ một số kinh nghiệm sau:

  • Dành thời gian 30 phút mỗi ngày để cùng bé học vần ghép, cũng như luyện tập cùng con
  • Kết hợp học cùng trò chơi để tăng sự hứng thú cho bé khi học tập.
  • Kết hợp học lý thuyết với viết chữ sẽ giúp con nhớ lâu hơn.
  • Tạo điều kiện cho bé nhìn thấy chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi
  • Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho bé nghe cũng rất hiệu quả
  • Bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra kiến thức cũ của con để tránh bé bị quên
  • Chú ý đến cách phát âm của bé về vần ghép và sửa lỗi cho bé.
  • Ưu tiên dạy bé học chữ cái ghép với hình ảnh để con dễ nhớ hơn.

Ngoài những kinh nghiệm trên, bố mẹ có thể cho bé học tiếng Việt trên Vmonkey. Đây được biết đến là một ứng dụng học tiếng Việt cho trẻ mầm non đến tiểu học đang được nhiều phụ huynh tin dùng.

Với Vmonkey, các con sẽ được học và làm quen với tiếng Việt thông qua hình ảnh minh họa sống động, âm thanh với hàng trăm cuốn sách nói, trò chơi tương tác để giúp con ôn tập và hứng thú hơn khi học.

Sau khi theo học Vmonkey sẽ giúp bé:

  • Học vần chuẩn và nhanh nhất dựa trên chương trình học vần theo sách giáo khoa mới.
  • Xây dựng nền tảng tiếng Việt – hỗ trợ việc học môn Tiếng Việt trên lớp của trẻ tốt hơn
  • Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, tăng cường hiểu biết và nhận thức cho trẻ

Vậy nên, với Vmonkey sẽ giúp mỗi giờ học chữ cùng bé là một niềm vui, mang đến nhiều lợi ích cho sự nghiệp học hành của con ở hiện tại và tương lai.

Xem thêm: Kinh nghiệm tìm lớp học chữ cho bé 5 tuổi trước khi bước vào lớp 1 bố mẹ không nên bỏ qua

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về bảng chữ cái tiếng Việt ghép. Hy vọng với những chia sẻ, gợi ý về cách học và kinh nghiệm dạy trên sẽ giúp bố mẹ đồng hành cùng bé chinh phục bộ môn này dễ dàng hơn nhé.

Đánh giá bài viết

Tiến Đạt

Tiến Đạt - Founder của Hdcit.edu.vn đã tích luỹ hơn 5 năm quý báu hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính - Ngân Hàng. Mình sẵn sàng lan tỏa những kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc mà mình đã gom góp được, đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và giá trị thiết thực.
Back to top button