TRƯỜNG MẦM NON KIM LŨ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN SÓC SƠN
TRƯỜNG MẦM NON KIM LŨ
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Làm quen chữ cái e-ê
Lứa tuổi: Trẻ 5 -6 tuổi
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 30 – 35 phút
Người dạy : Bạch Thị Hằng.
Ngày dạy : 27/10/2022
Năm học: 2022 – 2023
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái “ e – ê”
– Trẻ nhận biết đúng các chữ cái “e – ê ” trong từ.
– Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau của chữ cái “e – ê” theo đặc điểm, cấu tạo.
2. Kĩ năng
– Luyện phát âm, nhận biết, phân biệt đúng chữ cái “e-ê”.
– Rèn kĩ năng so sánh, nhận ra điểm giống và khác nhau của các chữ cái “e-ê”
– Phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ.
– Biết chơi các trò chơi theo hướng dẫn của cô.
3. Thái độ
– Trẻ hứng thú, tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng của cô
– Giáo án Powerpoint
– Nhạc bài hát “ Nhà của tôi”, “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to”
– Thẻ chữ cái “e-ê”
– 3 bảng to
– Que chỉ
2. Đồ dùng của trẻ
– Hình ảnh đồ dùng có chứa chữ e,ê
– Bút dạ
– Các nguyên vật liệu khác nhau để tạo chữ : Hạt gấc, hoa giấy,..
– Xốp dính
– Hình trái tim bằng bìa catton
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
– Cô giới thiệu các cô tới dự giờ học
– Cô và trẻ cùng hát bài “ Nhà của tôi”.
– Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
– Cô gợi ý, dẫn dắt trẻ vào bài
2. Phương pháp, hình thức tổ chứ
* Làm quen chữ cái e:
– Cho trẻ xem hình ảnh em bé, dưới hình ảnh cô có từ “ em bé”
– Cô đọc từ “ em bé ”, cho cả lớp đọc từ “em bé”
– Cô giới thiệu chữ e trong từ “ em bé”
– Cô cho trẻ quan sát chữ e, cô phát âm chữ e.
– Cô mời cá nhân, tổ, nhóm phát âm chữ e.
– Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ e.
– Cô khái quát : Chữ e có cấu tạo gồm 1 nét cong hở phải và 1 nét ngang
– Cô giới thiệu chữ E in hoa, e in thường và e viết thường.
– Cho cả lớp phát âm các kiểu chữ e
– Cho trẻ đứng tại chỗ, 2 bạn quay mặt vào nhau đọc bài
“ Vè chữ cái”
* Làm quen chữ ê :
– Cô đọc câu đố :
“Chị tôi là E
Tôi có thêm mũ
Ở phía trên đầu
Bé hãy đoán xem
Tôi là chữ gì?
( Chữ ê )
– Cô giới thiệu chữ ê. Cô phát âm chữ ê .
– Cô mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
– Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ ê
– Cô khái quát: Chữ ê có cấu tạo gồm 1 nét cong hở phải, 1 nét ngang và 1 dấu mũ đội xuôi ở phía trên
– Cả lớp phát âm chữ ê
– Cô giới thiệu các kiểu chữ ê in hoa, ê in thường và ê viết thường.
– Cô cho cả lớp phát âm các kiểu chữ ê .
* So sánh điểm giống và khác nhau của chữ cái “ e – ê ”
– Cô cho trẻ nhận xét điểm giống và khác nhau của chữ cái e, ê
– Giống nhau: chữ cái “ e – ê” đều có cấu tạo gồm 1 nét cong hở phải và 1 nét ngang
– Khác nhau:
+ Chữ e không có dấu mũ đội xuôi ở phía trên
+ Chữ ê có có dấu mũ đội xuôi ở phía trên
– Cô hỏi lại trẻ chữ cái vừa học
*Củng cố:
– Trò chơi 1: “ Vòng quay diệu kì”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
+ Cách chơi: Trên màn hình cô có vòng quay, trên vòng quay có các ô chữ cái mà các con đã học. Vòng quay chuyển động và dừng lại ở ô chữ nào thì trẻ sẽ đọc chữ cái đó.
Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét.
– Trò chơi 2: “ Đội nào nhanh nhất”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, nhiệm vụ của mỗi đội là bật qua 5 vòng thể dục để lên tìm và gạch chân chữ cái “ e-ê ”có trong từ .Thời gian chơi được tính bằng 1 bàn nhạc. Kết thúc giờ chơi, đội nào gạch chân được nhiều chữ cái e,ê có trong từ sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Mỗi lượt bạn lên chơi chỉ được gạch chân 1 chữ cái e hoặc ê
-Trò chơi 3: Cặp chữ yêu thương
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: ở trò chơi này, trẻ sẽ xếp tạo chữ e ê từ các nguyên liệu khác nhau như các loại hạt,chấm tròn…kết thúc trò chơi, bạn ghép được chữ e sẽ đi tìm bạn ghép được chữ ê để tạo thành cặp chữ e, ê
3. kết thúc
– Cô nhận xét hoạt động
-Trẻ chào các cô
– Trẻ hát cùng cô
-Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ lắng nghe cô phát âm
– Cá nhân, tổ nhóm trẻ phát âm
– 1-2 trẻ trả lời
– Cả lớp lắng nghe
– Cả lớp phát âm
– Trẻ đọc bài vè cùng cô
-1-2 Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe cô phát âm
– Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phất âm
– 1-2 trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe cô
-Cả lớp phát âm
-Cả lớp phát âm
-2-3 trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe cô
-Trẻ trả lời
-Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô
-Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô
-Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô